Đăng Ký Học
Ngày 14/02/2019 16:44:08, lượt xem: 2066
VĂN HỌC MH
GROUP: VĂN HỌC – THI ĐẠI HỌC
Hơn cả một bài văn
Tác phẩm:
Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành)
1. Tác giả
Nguyên Ngọc (sinh năm 1932) là bút danh của một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch
giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Ông còn được xem là
một nhà văn quân đội, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, từng được
phong hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tiểu sử
Ông tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 quê ở xã Bình Triều
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa
(nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu
hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời
gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân
Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.
Sự nghiệp văn học
Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc và viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về
cuộc kháng chiến chống Pháp của người Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân
làng Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Đinh Núp. Tác phẩm khi
xuất bản được nhiều người yêu thích và hâm mộ. Sau này cuốn truyện được dựng
thành phim.
Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy bí danh Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu
V, là Chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí
VĂN HỌC MH
GROUP: VĂN HỌC – THI ĐẠI HỌC
Văn nghệ Quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng tác truyện Rừng
xà nu.
Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng
biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ Đổi mới và phong trào Cởi Mở, ông đã có
những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có
công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Ông cũng dành nhiều tình cảm trân trọng
đối với các nhà văn khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải.
Tuy nhiên, khoảng đầu thập niên 1990, báo Văn nghệ một số lãnh đạo đảng Cộng sản
chính thức phê phán là "chệch hướng”. Sau đó, Nguyên Ngọc đã từ chức Tổng biên
tập và nghỉ hưu. Người kế nhiệm ông là nhà báo Hữu Thỉnh.
Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông đã dịch một số tác
phẩm lý luận văn học như Độ không của lối viết (Rolland Barthes), Nghệ thuật tiểu
thuyết (Milan Kundera), tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Jacques Dournes...
Bút ký Các bạn tôi ở trên ấy viết về Tây Nguyên của ông được giải thường văn xuôi
năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính
Đất nước đứng lên
Rẻo cao
Đường chúng ta đi
Đất Quảng
Rừng xà nu
Có một đường mòn trên biển Đông
Cát cháy
Tản mạn nhớ và quên, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004
VĂN HỌC MH
GROUP: VĂN HỌC – THI ĐẠI HỌC
Nghĩ dọc đường, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Lắng nghe cuộc sống, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006
Bằng đôi chân trần, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008
Các bạn tôi ở trên ấy, Nhà xuất bản Trẻ, 2013.
Note: Để nhận trọn bộ tài liệu phân tích 9 tác phẩm thơ và 5 tác phẩm truyện cùng audio các tác phẩm phục vụ Ôn Thi Đại Học. Các em tham khảo BỘ SỔ TAY VĂN HỌC của chị Hiên nhé.
- Bản đọc thử: https://bom.to/ZFZBM
- Link tham khảo chi tiết nhé: https://bom.to/NMMbv
- Nhanh tay đăng kí tại đây nhé: http://bit.ly/2DymyE6
Tin liên quan